Kiên Cường https://kiencuong.com Giải pháp chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam Mon, 27 Dec 2021 04:04:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.7 Cách đọc nhãn bao bì thực phẩm https://kiencuong.com/cach-doc-nhan-bao-bi-thuc-pham-2-306/ https://kiencuong.com/cach-doc-nhan-bao-bi-thuc-pham-2-306/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:44:54 +0000 https://kiencuong.com/?p=306

Khi mua thực phẩm, người tiêu dùng thường chỉ chú ý tới nhãn hiệu mà ít đọc thông tin trên bao bì. Tuy nhiên, với tình trạng cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay, bạn đừng bỏ qua những chi tiết này.

  • Hạn sử dụng: Theo quy định, tất cả các loại thực phẩm đều phải ghi hạn sử dụng trên nhãn bao bì, nếu không ghi hoặc ghi không rõ thì chứng tỏ độ tin cậy của sản phẩm kém.
  • Các chất phụ gia sử dụng: Nếu bạn không thích hay dị ứng với bột ngọt thì cẩn thận, có khi nhà sản xuất không ghi là bột ngọt, mà lại ghi theo tên hóa học là MSG (mono sodium glutamate). Loại siêu bột ngọt ghi là I&C…
  • Hương liệu: Thường đó là hương liệu nhân tạo vì rất hiếm có hương tự nhiên trong thực phẩm công nghiệp. Phẩm màu cũng tương tự, đều là màu nhân tạo cả.
  • Chất bảo quản: Thường là sodium benzoate, một số dùng sorbate K để chống mốc. Một số chất bảo quản khác như nitrit/nitrat (thường dùng trong các sản phẩm thịt như xúc xích, jambon, lạp xưởng) cũng để làm đỏ thịt nhưng nên hạn chế vì chúng có nguy cơ gây ung thư nếu dùng nhiều và thường xuyên.
  • Hàm lượng mỡ động vật: Bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ động vật cao. Nếu nhà chế biến thực phẩm nào kỹ lưỡng hơn, họ sẽ cho bạn thêm thông tin về hàm lượng acid béo no (bão hòa) hoặc không no (chưa bão hòa) chứa trong thực phẩm đó, chứ không nói chung chung là lipid.
  • Hàm lượng chất xơ (fiber), vitamin và muối khoáng.
  • Chất ngọt nhân tạo: Chất này ghi trên nhãn chính là đường hóa học, có thể đó là chất aspartame, hay saccharin, thích hợp cho người ăn kiêng giảm cân hoặc tiểu đường.

Trên nhãn thường liệt kê một loạt thành phần các chất sử dụng thì hàm lượng của chúng, theo quy định, sẽ theo thứ tự giảm dần trong danh mục liệt kê. Tuy nhiên, những thông tin ghi trên nhãn như số calo cung cấp, chất béo, độ đạm, vitamin… có đúng với thực chất sản phẩm đó hay không lại phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của nhà chế biến thực phẩm.

]]>
https://kiencuong.com/cach-doc-nhan-bao-bi-thuc-pham-2-306/feed/ 0
Triển lãm Chinamac Fair 2010 hút khách tham quan https://kiencuong.com/trien-lam-chinamac-fair-2010-hut-khach-tham-quan-2-303/ https://kiencuong.com/trien-lam-chinamac-fair-2010-hut-khach-tham-quan-2-303/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:42:30 +0000 https://kiencuong.com/?p=303 (HNMO) – Triển lãm thường niên về thiết bị máy móc thiết bị Chinamac Fair vừa khai mạc sáng ngày 28/7 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo khách đến tham quan. Triển lãm được coi như sàn giao dịch cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, học hỏi trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, liên doanh liên kết, tăng cường xúc tiến thương mại.

Là triển lãm chuyên ngành về máy móc thiết bị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Chinamac Fair 2010 có diện tích trưng bày 10.000m2 với hơn 350 gian hàng của 250 doanh nghiệp giới thiệu các máy móc như máy công trình – xây dựng – khoáng mỏ – vận chuyển; Máy công cụ – hàn cắt – xử lý bề mặt – ngũ kim khuôn mẫu; Tổ máy phát điện – bơm van – máy nông nghiệp – motor; Nhựa cao su, đóng gói, in ấn, chế biến lương thực; Ngành giấy, hóa chất, dệt may và các ngành khác; Trong đó có các sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp có tên tuổi và tập đoàn lớn như Tập đoàn Sangheng Phúc Kiến, tập đoàn Quanchai, Zhengchan Giang Tô..

Tại triển lãm lần này có rất nhiều máy móc, thiết bị lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Các loại máy móc này ngoài tính năng điều khiển kỹ thuật số đa chiều còn có tính tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Ngoài ra còn có những sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trên thế giới cũng được mang sang lần này.

Ông Lý Tư Vỹ, Giám đốc Công ty Triển lãm quốc tế Việt Triệu – Hồng Kông – Quảng Đông cho biết: “Từ trước đến nay Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều mối quan hệ giao thương trên các ngành như: máy móc xây dựng, giao thông, công nghiệp nhựa, công nghiệp chế biến thực phẩm… Trải qua nhiều kỳ triển lãm Chinamac, đã có hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà xưởng và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, do đó tại triển lãm lần này, chúng tôi rất mong muốn được mở rộng hơn nữa các mối quan hệ sản xuất và cung cấp máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là công nghiệp chế tạo, một trong những ngành thế mạnh của Trung Quốc.

]]>
https://kiencuong.com/trien-lam-chinamac-fair-2010-hut-khach-tham-quan-2-303/feed/ 0
Hơn 2.000 lượt khách tham quan Chinamac Fair 2010 https://kiencuong.com/hon-2-000-luot-khach-tham-quan-chinamac-fair-2010-2-300/ https://kiencuong.com/hon-2-000-luot-khach-tham-quan-chinamac-fair-2010-2-300/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:41:33 +0000 https://kiencuong.com/?p=300 (baodautu.vn) Theo tin từ Ban tổ chức Triển lãm máy móc thiết bị Trung Quốc lần thứ 8 tại Việt Nam – Chinamac Fair 2010, ngay trong ngày khai mạc (28/7) vừa qua, Triển lãm đã thu hút hơn 2.000 lượt khách tới tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư.

Bước đầu đã có gần 10 hợp đồng được ký kết với tổng trị giá trên 10,3 triệu USD.

Chinamac Fair 2010 có diện tích trưng bày 10.000m2 với hơn 350 gian hàng của hơn 250 đơn vị tham dự, trong đó có các tập đoàn lớn như Tập đoàn Sangheng Phúc Kiến, tập đoàn Quanchai, Zhengchan Giang Tô, Công ty TNHH Nhà máy xe xúc ủi Thanh Châu, Công ty TNHH Máy công trình Hualian Thành Đô, Công ty TNHH Máy xây dựng Dongyue Sơn Đông….

Các sản phẩm, máy móc thiết bị trưng bày tại Triển lãm tập trung vào 05 nhóm:

  • Công trình / Xây dựng / Khoáng mỏ / Vận chuyển
  • Máy công cụ / Hàn cắt / Xử lý bề mặt / Ngũ kim khuôn mẫu
  • Tổ máy phát điện / Bơm van / Máy nông nghiệp / Motor
  • Nhựa cao su / Máy đóng gói / In ấn / Chế biến lương thực
  • Ngành giấy / Hóa chất / Dệt may / Các ngành khác…

Chinamac Fair 2010 được tổ chức từ ngày 28 đến 31/07/2010 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q. 7, Tp. Hồ Chí Minh.

]]>
https://kiencuong.com/hon-2-000-luot-khach-tham-quan-chinamac-fair-2010-2-300/feed/ 0
Xuất khẩu dây chuyền bào chế thuốc viên https://kiencuong.com/xuat-khau-day-chuyen-bao-che-thuoc-vien-2-296/ https://kiencuong.com/xuat-khau-day-chuyen-bao-che-thuoc-vien-2-296/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:39:31 +0000 https://kiencuong.com/?p=296 Ông Nguyễn Tuấn Linh, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Xưởng cơ khí chính xác (Viện Cơ học ứng dụng TP.HCM), cho biết chuẩn bị xuất cho Công ty Medical Supply (Campuchia) bốn máy nằm trong dây chuyền bào chế thuốc viên là máy sấy tầng sôi, máy trộn siêu tốc, máy tạo hạt,máy dập viên vàmáy đóng gói, trị giá khoảng 50.000 USD.

Đây là đơn hàng nằm trong tổng hợp đồng trị giá 140.000 USD mà Medical Supply đã ký với Xưởng cơ khí chính xác.Theo ông Linh, hiện mảng chế tạo máy phục vụ ngành chế biến dược phẩm của xưởng đang dần chiếm ưu thế đối với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó ưu thế nổi bật là giá thành rẻ hơn máy của Đài Loan sản xuất từ 30-40%, nhưng chất lượng lại tương đương.

]]>
https://kiencuong.com/xuat-khau-day-chuyen-bao-che-thuoc-vien-2-296/feed/ 0
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 10 https://kiencuong.com/trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-thuong-nien-lan-thu-10-293/ https://kiencuong.com/trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-thuong-nien-lan-thu-10-293/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:38:30 +0000 https://kiencuong.com/?p=293 Từ 18-21/8/2010, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Tân Bình, TP.HCM sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 10 (SAIGON MEDI-PHARM EXPO 2010) với 3 nội dung chính là: Triển lãm Quốc tế Trang thiết bị Y tế và Thí nghiệm; Triển lãm Quốc tế Dược phẩm và Máy Dược phẩm; Triển lãm Quốc tế Bệnh viện và Trang thiết bị Bệnh viện.

Nhiều máy móc hiện đại về Y tế sẽ được giới thiệu tại triển lãm

SAIGON MEDI-PHARM EXPO 2010 do Bộ Y tế và Bộ Công thương Việt Nam chủ trì, công ty VINEXAD phối hợp với công ty CP Y dược phẩm VIMEDIMEX tổ chức. Trải qua 10 năm tổ chức, triển lãm không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Năm nay, triển lãm thu hút được các cty nước ngoài tham gia đông nhất với hơn 100 cty đến từ 20 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới như: Mỹ, Đức, CH Séc, Thụy Sĩ, Úc, Hungary, Newzealand, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, Thái Lan, Israel, trong đó có các khu gian hàng được dàn dựng công phu như: Khu gian hàng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…

Hơn 220 tập đoàn/cty sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm, dược phẩm, máy móc chế biến dược phẩm, dịch vụ y tế sẽ mang đến triển lãm các loại sản phẩm và công nghệ mới như dược phẩm, máy móc chế biến dược phẩm, các loại thiết bị phẫu thuật, thiết bị nha khoa. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm chăm sóc vết thương, nhiệt kế, máy theo dõi bệnh nhân, thiết bị phẫu thuật, trang thiết bị bệnh viện, thiết bị x quang, nội thất y tế, hệ thống chẩn đoán hình ảnh y tế, lồng nuôi trẻ sinh non, công nghệ sinh học,máy dập viên,máy ép vỉ…..

Các công ty dược phẩm, thiết bị y tế Việt Nam chiếm một nửa các công ty tham gia triển lãm. Trong đó phải kể đến các tên tuổi lớn trong ngành dược Việt Nam như: Cty CP DP Đồng Tháp (DOMESCO), Cty CP dược Hậu Giang, Cty đông dược Phúc Vinh, Cty CP dược 3/2, Cty Roussel Việt Nam, Cty dược Glomed… Các cty thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm là đại diện của nhiều hãng uy tín trên thế giới luôn góp mặt tại triển lãm như: Cty CP thiết bị Việt Anh, Cty Tài Phát, Cty XNK Nam Đô…

Tại triển lãm, các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết các dự án đầu tư, mua bán sản phẩm, tham gia các hội thảo giới thiệu thị trường y dược Việt Nam, các quy định và chính sách sản xuất, kinh doanh do các Vụ, Cục của Bộ Y tế chủ trì; các chuyến tham quan thực tế tại các nhà máy sản xuất dược phẩm hoặc các bệnh viện điển hình tại TP. Hồ Chí Minh. Ước tính triển lãm sẽ thu hút khoảng hơn 12.000 khách tham quan.
]]>
https://kiencuong.com/trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-thuong-nien-lan-thu-10-293/feed/ 0
Nhà máy dược phẩm và Trung tâm nghiên cứu công nghệ dược: Trọng điểm đầu tư của Dược phẩm Viễn Đông https://kiencuong.com/nha-may-duoc-pham-va-trung-tam-nghien-cuu-cong-nghe-duoc-trong-diem-dau-tu-cua-duoc-pham-vien-dong-290/ https://kiencuong.com/nha-may-duoc-pham-va-trung-tam-nghien-cuu-cong-nghe-duoc-trong-diem-dau-tu-cua-duoc-pham-vien-dong-290/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:37:41 +0000 https://kiencuong.com/?p=290 Trong tổng số 456 tỷ đồng vốn đầu tư cho Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm của Công ty Cổ phần liên doanh LiLi of France (thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông – mã CK: DVD – HOSE), có hơn 300 tỷ đồng được dành cho công nghệ, cho thấy quyết tâm của Công ty trong việc xây dựng một nhà máy hiện đại hàng đầu ngành dược.

Tọa lạc tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), nhà máy thực phẩm chức năng và máy dược phẩm của Công ty cổ phần liên doanh Lili of France có tổng diện tích hơn 22 ha, được cấp phép đầu tư từ tháng 11/2007. Qua một thời gian lựa chọn công nghệ, dây chuyền sản xuất và thiết kế xây dựng, Nhà máy chính thức được khởi công vào tháng 4/2009. Đến tháng 6/2010, Công ty đã hoàn thành giai đoạn I của nhà máy, đưa vào vận hành các hạng mục chính, gồm Trung tâm nghiên cứu phát triển; khu kiểm nghiệm, xưởng sản xuất thực phẩm chức năng; nhà điều hành, nhà ăn cán bộ nhân viên và trạm xử lý nước thải.

Các hạng mục khác, gồm xưởng sản xuất Nonbetalactam, Cephalosporin và tổng kho sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 12/2010.

Ông Đào Xuân Hưởng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần liên doanh Lili Of France cho biết, đây là một trong những hạng mục đầu tư trọng điểm của Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (là cổ đông sáng lập chính, cùng Công ty Every của Pháp). Nhà máy có tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, bao gồm nhiều hạng mục lớn, quy mô, như xưởng sản xuất thực phẩm chức năng hiện đại nhất Việt Nam, để sản xuất các sản phẩm viên sủi, viên nén, viên nang cứng; xưởng sản xuất Nonbetalactam và xưởng sản xuất Betalactam; tổng kho và các kho đạt chứng nhận GSP (thực hành bảo quản thuốc tốt) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); phòng kiểm nghiệm hiện đại đạt chứng nhận GLP của WHO; và đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu công nghệ bào chế và tổng hợp hóa dược hiện đại. Toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, đạt chứng nhận GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

“Công ty cổ phần liên doanh Lili of France có lợi thế lớn từ 2 cổ đông sáng lập chính là Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông và Công ty Yvery của Pháp. Một là kinh nghiệm, tiềm lực của đối tác Yvery, đến từ quốc gia có nền y dược học tiên tiến hàng đầu thế giới; hai là lợi thế về kênh phân phối sản phẩm chuyên nghiệp, rộng khắp của Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông. Do đó, nhà máy của Công ty được đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại với quy mô lớn để đáp ứng tốt nhất yêu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường”, Tổng giám đốc Đào Xuân Hưởng phân tích.

Nói về sự khác biệt trong hướng đầu tư của một nhà máy dược, theo ông Hưởng, cần nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư. Trong tổng số 456 tỷ đồng của nhà máy, có trên 100 tỷ đồng dành cho cơ sở hạ tầng, và Công ty dành tới 300 tỷ đồng đầu tư cho công nghệ. Các hạng mục được thiết kế, xây dựng, vận hành đạt các chứng nhận Thực hành sản xuất Lưu trữ và Kiểm nghiệm thuốc tốt của WHO, vừa có lộ trình sẵn sàng cho việc đạt các chứng nhận cao hơn như JMP, TGA, GMP-EU để trong tương lai không xa, có thể xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn, đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, như thị trường Nhật Bản, Australia và EU.

Với hướng đầu tư mạnh cho công nghệ như vậy, Công ty Lili of France đặt mục tiêu xây dựng được một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm hàng đầu Việt Nam vào năm 2011, đưa thương hiệu LiLi France trở thành thương hiệu số 1 trong ngành sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm tại Việt Nam vào năm 2013.

Đồng thời, với mục tiêu trở thành địa chỉ phát triển công nghệ bào chế và tổng hợp hóa dược hiện đại hàng đầu Việt Nam trong năm 2011, theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông đầu năm 2010 về chiến lược nghiên cứu và phát triển công nghệ dược của Công ty giai đoạn 2010-2015, mới đây Chủ tịch HĐQT Công ty đã chính thức ký quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ dược, đặt tại Nhà máy Lili of France. Tổng mức đầu tư cho xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, tổng hợp hoạt chất mới và nghiên cứu các công nghệ bào chế cao đã được phê chuẩn theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông tổ chức đầu năm 2010 là 120 tỷ đồng, để trang bị hệ thống máy hiện đại hàng đầu từ Đức, Mỹ.

Song song với công nghệ hiện đại, lãnh đạo Công ty Lili Of France cũng đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người, xác định đó là yếu tố cốt lõi, giá trị hạt nhân, có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác nghiên cứu. Qua một thời gian chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, Công ty vừa bổ nhiệm các cố vấn đặc biệt về tổng hợp hóa dược và công nghệ bào chế cao, đều là các nhà khoa học có trình độ, tâm huyết, tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài và có kinh nghiệm thực tiễn ở trong nước về làm việc tại Trung tâm, gồm PGS, TS. Nguyễn Hải Nam, TS. Nguyễn Ngọc Chiến, TS. Phạm Văn Thoại.

“Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm huyết từ con người đến thiết bị, công nghệ như vậy, chúng tôi tin tưởng Trung tâm sẽ làm tốt và hiệu quả công tác nghiên cứu, tổng hợp các hoạt chất mới trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng; nghiên cứu các công nghệ bào chế cao như công nghệ phóng thích chậm, phóng thích theo thời gian, tác dụng tới đích… Đó sẽ là nền tảng quan trọng để Công ty phát triển bền vững và đóng góp nhiều hơn cho ngành dược”, ông Hưởng chia sẻ.

]]>
https://kiencuong.com/nha-may-duoc-pham-va-trung-tam-nghien-cuu-cong-nghe-duoc-trong-diem-dau-tu-cua-duoc-pham-vien-dong-290/feed/ 0
Tăng cường sử dụng máy móc thiết bị Việt Nam trong đấu thầu các dự án lớn https://kiencuong.com/tang-cuong-su-dung-may-moc-thiet-bi-viet-nam-trong-dau-thau-cac-du-an-lon-287/ https://kiencuong.com/tang-cuong-su-dung-may-moc-thiet-bi-viet-nam-trong-dau-thau-cac-du-an-lon-287/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:35:50 +0000 https://kiencuong.com/?p=287 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng vừa ra Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước sản xuất trong công tác đấu thầu, trong đó nhấn mạnh vai trò đi đầu của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Bộ trưởng yêu cầu rà soát tình hình thực hiện nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu trong thời gian qua, báo cáo nhu cầu trong thời gian tới đối với các dự án đang và sẽ triển khai.

Trên cơ sở đó, chỉ đạo việc nhập khẩu hợp lý, không gây tồn đọng. Đồng thời đăng ký nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội tham gia đấu thầu hoặc cung ứng.

Bộ trưởng cũng yêu cầu nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư và thu hút đầu tư FDI hiện hành theo hướng tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất trong nước và hạn chế nhập siêu

]]>
https://kiencuong.com/tang-cuong-su-dung-may-moc-thiet-bi-viet-nam-trong-dau-thau-cac-du-an-lon-287/feed/ 0
Tyco Electronics xây dựng dây chuyền sản xuất ở Việt Nam https://kiencuong.com/tyco-electronics-xay-dung-day-chuyen-san-xuat-o-viet-nam-284/ https://kiencuong.com/tyco-electronics-xay-dung-day-chuyen-san-xuat-o-viet-nam-284/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:34:53 +0000 https://kiencuong.com/?p=284 Dây chuyền sản xuất mới sẽ đi vào sản xuất các thiết bị kết nối điện tử và các linh kiện điện tử thụ động khác cho các khách hàng của Tyco Electronics tại Việt Nam và các nước châu Á.

Các khách hàng là các nhà sản xuất thiết bị gốc này sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành viễn thông, máy tính, điện tử tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác.

Các quy trình sản xuất được thực hiện trên dây chuyền sẽ bao gồm đúc nhựa, dập nổi kim loại, mạ kim loại quý, gia công cơ khí/ sản xuất công cụ và lắp ráp.

Khi dây chuyền đi vào vận hành đầy đủ, Tyco Electronics dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 2.000 nhân công.

Xây dựng dây chuyền sản xuất mới là giai đoạn đầu trong kế hoạch phát triển của Tyco Electronics trên diện tích khu đất 6,5 ha (65.000 m2) mà Cty đã ký hợp đồng thuê lâu dài tại khu công nghiệp Quế Võ. Dự kiến, trong vài năm tới, Cty sẽ mở rộng khu vực sản xuất, đồng thời dành diện tích cho các nhà cung cấp của mình.

]]>
https://kiencuong.com/tyco-electronics-xay-dung-day-chuyen-san-xuat-o-viet-nam-284/feed/ 0
Đổi mới dây chuyền sản xuất giấy cao cấp Bãi Bằng https://kiencuong.com/doi-moi-day-chuyen-san-xuat-giay-cao-cap-bai-bang-281/ https://kiencuong.com/doi-moi-day-chuyen-san-xuat-giay-cao-cap-bai-bang-281/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:33:50 +0000 https://kiencuong.com/?p=281 300 tỷ đồng là số tiền mà Tổng Công ty giấy Việt Nam vừa đầu tư để nâng cấp và đổi mới hệ thống trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất giấy cao cấp của Nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ)

Dây chuyền hiện đại của Nhà máy giấy Bãi Bằng cho ra đời sản phẩm dòng giấy phô-tô-cóp-py cao cấp khổ A4 CleverUP
Theo kế hoạch, toàn bộ dây chuyền sản xuất của Nhà máy giấy Bãi Bằng đã được nâng cấp, trong đó tập trung vào hai máy xeo giấy, cải tạo hệ thống ép keo, ép quang, lắp thêm lưới đỉnh, lắp đầu đo mầu, trang bị điều khiển tự động hiện đại với công nghệ mới do hãng E.C.H.Will (CHLB Đức) chế tạo, có công suất 50 nghìn tấn giấy/năm.

Việc đầu tư này đã giúp Tổng công ty cho ra mắt sản phẩm dòng giấy phô-tô-cóp-py cao cấp khổ A4 CleverUP, có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại, nhưng giá thành thấp hơn. Cùng với việc tung ra thị trường trong nước, sản phẩm giấy CleverUP sẽ được xuất sang các nước trong khu vực như: Lào, Cam-pu-chia, Nhật Bản.

Nhà máy giấy Bãi Bằng là khu liên hợp công nghiệp sản xuất giấy và công nghiệp phụ trợ cho sản xuất bột giấy và giấy. Công suất hiện nay của nhà máy là 71.000 tấn bột giấy/năm và 130.000 tấn giấy/năm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.

]]>
https://kiencuong.com/doi-moi-day-chuyen-san-xuat-giay-cao-cap-bai-bang-281/feed/ 0
Dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn chất lượng cao https://kiencuong.com/day-chuyen-san-xuat-mo-boi-tron-chat-luong-cao-278/ https://kiencuong.com/day-chuyen-san-xuat-mo-boi-tron-chat-luong-cao-278/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:32:40 +0000 https://kiencuong.com/?p=278 Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP), trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, đã nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn chất lượng cao phục vụ kinh tế và quốc phòng Việt Nam. Công trình thể hiện tính kế thừa – sáng tạo trong nghiên cứu và triển khai, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt, tạo ra vật liệu bôi trơn mang thương hiệu Việt Nam.

Công trình do Tiến sĩ Đỗ Huy Định, Giám đốc APP, làm chủ nhiệm, kỹ sư Lê Kim Diên, phó chủ nhiệm, cùng sự tham gia của một số kỹ sư Việt Nam và nước ngoài thuộc Viện nghiên cứu công nghiệp chế biến dầu mỏ MASMA (Ukraina). Kết quả của nghiên cứu thể hiện ở dây chuyền sản xuất mỡ có tính linh hoạt cao, công suất 1.000 tấn năm, đặt tại Công ty APP.

Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ: Dây chuyền hiện nay, gồm 5 nồi phản ứng, mỗi nồi có dung tích khác nhau, có thể sản xuất 3 loại mỡ thành phẩm cùng một lúc. Dây chuyền công nghệ, có thể gọi là phi tiêu chuẩn này, được chế tạo ngay trong nước, kể cả những thiết bị phức tạp, thích ứng với lượng tiêu thụ hiện nay ở Việt Nam. Nếu nhập thiết bị của nước ngoài, hệ thống nồi phản ứng được chế tạo theo tiêu chuẩn hoá, chỉ sản xuất được 1-2 loại mỡ, song sản lượng lớn khoảng 4-5 nghìn tấn/năm. Từ dây chuyền công nghệ đầu tiên này, APP có thể tạo ra các sản phẩm khác ngoài mỡ bôi trơn hoặc mở rộng công suất theo nhu cầu thị trường.

Nguyên lý hoạt động

Có thể tóm tắt công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn chất lượng cao như sau: Nguyên liệu từ kho dầu đầu nguồn tại Cảng Cửa Cấm, Hải Phòng, được đưa vào nồi phản ứng, trong đó xảy ra quá trình xà phòng hoá tạo ra chất làm đặc tạo cấu trúc. Tiếp theo là quá trình phân tán cơ nhiệt để tạo ra hệ bán sản phẩm đồng đều. Sau đó, hệ bán sản phẩm đồng đều được đưa vào quá trình làm nguội kết tinh tạo cấu trúc mỡ.

Mỡ phải đi qua một thiết bị tạo ra cấu trúc tinh vi nhất gọi là đồng thể hoá nghiền mỡ (chỉ duy nhất có thiết bị này trong dây chuyền phải nhập của Anh). Ngoài ra, từng giai đoạn đều phải kết hợp với quá trình phân tích, đánh giá trong phòng thí nghiệm. APP đã kết hợp các tiêu chuẩn đánh giá tính chất của Nga, các nước SNG, Anh và Mỹ. Chỉ riêng thiết bị phân tích đã lên tới 1,2 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng và lắp đắt toàn bộ dây truyền sản xuất trên là gần 7 tỷ đồng Việt Nam, bao gồm hệ thống cấp nhiệt kín và xử lý chất thải. Như vậy vốn đầu tư chỉ bằng 30-40% so với nhập cả dây chuyền sản xuất của nước ngoài. Dây chuyền này còn cho phép tiến hành sản xuất thử các loại mỡ thế hệ mới, phân huỷ sinh học nhanh trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dầu thực vật mà APP đang tiến hành nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị có kết cấu khuấy trộn phản ứng hoá học phức tạp và thiết bị trao đổi nhiệt phức phi tiêu chuẩn dùng dầu tải nhiệt. Hệ thống điều khiển vừa tự động, vừa gián đoạn cho phép dễ chuyển đổi, điều chỉnh quy trình sản xuất theo nhiều chế độ làm việc khác nhau.

Thành phẩm

Trao đổi với phóng viên TS, kỹ sư Lê Kim Diên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển của APP, cho biết công ty đã sản xuất được 7 loại mỡ bôi trơn – bảo quản chất lượng cao trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dễ đáp ứng ở Việt Nam. Những sản phẩm này thay thế hàng nhập khẩu, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, đáp ứng tình trạng hiện tại cũng như tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm mỡ bôi trơn chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ mạnh ở Việt Nam mà còn được xuất khẩu sang Đài Loan. Hiện APP đã nhận được đơn đặt hàng từ Indonesia và Bangladesh.

Ông Lê Kim Diên nói: “”Tất cả các loại mỡ bôi trơn đa dụng cao cấp được sử dụng ở Việt Nam đều do các hãng nước ngoài đưa vào, chất lượng tuy cao song giá thành không hợp lý. Sản phẩm có tính hoàn cầu, chưa hẳn đã phù hợp với điều kiện khí hậu và các đặc thù làm việc của phương tiện tại Việt Nam. Giá bán bình quân các loại mỡ chất lượng cao của APP thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài tại Việt Nam là 3.000 đồng/kg””.

Đến nay, ở các nước đang phát triển như Việt Nam không có hãng dầu lớn nào chuyển giao công nghệ sản xuất mỡ vì đó là bí quyết của từng hãng(?), có chăng chỉ là hình thức liên doanh sản xuất, gia công thành phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất mỡ khá phức tạp, nhất là đối với các loại mỡ đa dụng. Đó cũng là lý do mà nhiều hãng chỉ chuyên sản xuất một vài loại mỡ cao cấp và công suất thường rất lớn.

Thuận lợi và khó khăn

Theo ông Lê Kim Diên, thuận lợi lớn nhất trong quá trình nghiên cứu là các nhà khoa học đã kế thừa thành tựu nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn từ những năm trước, sự khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là của Chương trình kinh tế – kỹ thuật về công nghệ vật liệu mới quốc gia. Công trình gắn với thực tế nên nhận được sự khuyến khích và ủng hộ của khách hàng.

Thuận lợi thì có nhiều song khó khăn cũng không ít. Đây là công trình đi lên từ nội lực nên các nhà khoa học phải tự mày mò từ quá trình nghiên cứu cho tới sản xuất và kinh doanh. Các nguồn nguyên liệu hầu như phải nhập ngoại. Và để sản xuất phải có đầu tư nghiên cứu chúng để đáp ứng đuợc với công nghệ sản xuất.

Dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn chất lượng cao của APP không tạo ra chất thải vì tất cả hơi hoá chất sau quá trình phản ứng được hút và xử lý ngay tại công ty, không thải ra ngoài. Dầu bôi trơn và hoá chất rơi vãi được thu gom và đưa trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nó đã hội tụ tính kế thừa, sự sáng tạo phát triển và hợp tác của các cơ quan nghiên cứu trong nước theo mô hình gắn nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, đào tạo.

]]>
https://kiencuong.com/day-chuyen-san-xuat-mo-boi-tron-chat-luong-cao-278/feed/ 0
Bắc Kạn: dây chuyền sản xuất khoai môn https://kiencuong.com/bac-kan-day-chuyen-san-xuat-khoai-mon-272/ https://kiencuong.com/bac-kan-day-chuyen-san-xuat-khoai-mon-272/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:29:00 +0000 https://kiencuong.com/?p=272 Là một trong các nội dung thuộc dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN trong dây chuyền sản xuất, sơ chế khoai môn hàng hóa tại Bắc Kạn”, vừa qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Bắc Kạn đã tiến hành lắp đặt các thiết bị, máy móc của xưởng sơ chế khoai môn với công suất 200 đến 400 kg khoai môn/ngày, gồm các thiết bị: Máy rửa tách vỏ Inok, máy thái lát, thiết bị sấy khô (hơi), máy nghiền búa, máy dán túi và các thiết bị phụ trợ nồi hơi, thiết bị xử lý nước lò hơi, đường ống dẫn hơi, van…

Sau thời gian lắp đặt và chạy thử cho thấy, toàn bộ dây chuyền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Trong thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị hiệu chỉnh và đưa dây chuyền vào hoạt động ổn định.Việc đầu tư xây dựng dây chuyền sơ chế khoai môn sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.

Một số hình ảnh vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất :

Vận hành máy rửa, tách vỏ

Tiến sỹ: Đỗ Tuấn Khiêm – GĐ Sở KH&CN Bắc Kạn kiểm tra máy rửa, tách vỏ

Kiểm tra sản phẩm máy thái lát

Vận hành máy sấy khô

(Theo Sở KH&CN Bắc Kạn)

]]>
https://kiencuong.com/bac-kan-day-chuyen-san-xuat-khoai-mon-272/feed/ 0
Công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy https://kiencuong.com/cong-nghe-va-day-chuyen-san-xuat-bot-giay-270/ https://kiencuong.com/cong-nghe-va-day-chuyen-san-xuat-bot-giay-270/#respond Sat, 23 Oct 2021 03:25:14 +0000 https://kiencuong.com/?p=270 TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

p2930

CôngThương – Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm giấy do các doanh nghiệp trong nước không chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt là bột giấy hiệu suất cao (HSC). Góp phần khắc phục khó khăn này, thông qua thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất bột giấy HSC từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu” (mã số KC.06.08/06-10), TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất bột giấy HSC sử dụng nguồn nguyên liệu phổ biến trong nước. Đồng thời, thiết lập được dây chuyền sản xuất bột giấy HSC công suất 20 tấn/ngày đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Kết quả đặc biệt nổi bật của đề tài được thể hiện ở khâu nghiên cứu kết hợp với thực nghiệm công nghệ APMP (công nghệ bột cơ học tẩy trắng) lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam áp dụng cho sản xuất bột HSC tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ keo tai tượng và bạch đàn đỏ. Công nghệ này cho thấy ưu điểm vượt trội so với các công nghệ BCTMP (bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng), công nghệ CTMP (bột hóa nhiệt cơ)… truyền thống về các mặt: tiết kiệm hóa chất và năng lượng, có thể sản xuất bột có độ trắng cao hơn, sản xuất sạch hơn.

p29301

Dây chuyền sản xuất bột giấy

Đây là kết quả có ý nghĩa thực tiễn cao, cơ sở giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy giảm lượng bột nhập khẩu, giảm chi phí đầu vào, đồng thời giảm giá thành các sản phẩm giấy in, giấy viết và hòm hộp các tông, có khả năng ứng dụng cho các dự án đầu tư mới ở Việt Nam.

]]>
https://kiencuong.com/cong-nghe-va-day-chuyen-san-xuat-bot-giay-270/feed/ 0